Trong cuốn sách “Indochine S.O.S” (Đông Dương cấp cứu) của nữ nhà báo Pháp André Violis, người trực tiếp vào khám thăm Lý Tự Trọng đã viết “Khi tôi đến thăm đồng chí Trọng ở xà lim, những người bị án tử hình, người Pháp gác ngục ngậm ngùi nói với tôi rằng y không khỏi kính trọng dân tộc Việt Nam vì đã có những người con oanh liệt như Trọng”.
Đồng chí Lý Tự Trọng (20.10.1914 - 20.10.2014)
Ngày 21/11/1931, đứng trước tòa án đại hình của kẻ thù, Lý Tự Trọng đã chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa yêu cầu tòa mở lượng khoan hồng vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành và hành động thiếu suy nghĩ, Lý Tự Trọng đã dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thanh niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Tuổi 17, đồng chí Lý Tự Trọng đã ghi tên mình vào lịch sử cách mạng nước nhà với câu nói bất hủ “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, chứ không thể là con đường nào khác”. Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết khẳng định: Cuộc đời, tấm gương hi sinh của anh hùng Lý Tự trọng đã trở thành biểu tượng bất diệt, cội nguồn sức mạnh, trở thành tấm gương cho lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam noi theo trong suốt chiều dài lịch sử.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Bí thư Trung ương Đoàn hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng, Đoàn viên, thanh niên trường Đại học Lạc Hồng đã có nhiều hoạt động thiết thực để tri ân người anh hùng trẻ tuổi.
kỷ niệm, lý tự trọng