Tiêu điểm

Sinh viên thực tập có lương

Ông Hành cho biết, chương trình đưa SV đến với doanh nghiệp, nhà máy và đưa trường học đến khu chế xuất, khu công nghiệp của trường ĐH Lạc Hồng khá hiệu quả. Tất cả SV phải đi thực tập 6 tháng bằng lao động thực tế ở các doanh nghiệp mà nhà trường đã ký hợp đồng. Thông qua lao động thực tế, SV có điều kiện củng cố kiến thức được học, rèn luyện tay nghề, có thêm thu nhập (thông thường từ 900.000 đồng đến 1.500.000 đồng/tháng, đặc biệt có trường hợp 400 - 500 USD/tháng), có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đây là mô hình mà trường đã thực hiện trong 4 năm qua. Các công ty nhận "sản phẩm" của trường như: Công ty Pouchen, Công ty VMEP, Công ty Gas Việt Nhật, Công ty Shiogai Seiki, Công ty Shirai...

Tại các công ty nói trên, SV thực tập đã có nhiều sáng kiến ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế sản xuất. Chẳng hạn như: đề tài quản lý IT ứng dụng của Công ty Fuzitsu, công nghệ sản xuất nút áo  ở Công ty Gritti Việt Nam...  

Trong 10 năm, toàn trường có 12 khoa, 4 phòng chức năng, 4 trung tâm và 2 công ty với 653 cán bộ, nhân viên, giảng viên. Bên cạnh thu hút những thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư ở các đơn vị ngoài trường về làm việc lâu dài, mỗi giảng viên đi học thạc sĩ trường hỗ trợ 20 triệu đồng, tiến sĩ 30 triệu đồng. Toàn trường có 25 phòng thí nghiệm, 3 xưởng (điện tử, hóa, nguội - hàn).

Trao đổi với chúng tôi, bạn Nguyễn Văn Hồng - cựu SV trường ĐH Lạc Hồng hiện làm việc cho một công ty nước ngoài ở Biên Hòa cho biết: "Ngay từ khi còn học ở trường mình đã tham gia rất nhiều vào phong trào nghiên cứu khoa học. Nhờ đó mà mình rất vững về chuyên môn, tự tin trong công việc hiện tại. Hiện nay mình đang giữ chức trưởng phòng. Nói chung công việc rất ổn định". Hồng cho biết thêm, phần mềm Văn phòng điện tử do giáo viên và SV trường (trong đó có Hồng) chế tạo được ứng dụng có hiệu quả tại trường và năm học 2006 - 2007 đã chuyển giao sử dụng cho trường ĐH Thể dục Thể thao T.Ư II, trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, trường ĐH Hồng Bàng... Phần mềm Điều hành thư viện điện tử sử dụng có hiệu quả nay đã bàn giao cho trường TH chuyên Lê Quí Đôn Quảng Trị và thư viện điện tử tỉnh Quảng Trị sử dụng...

Những thành tựu trong nghiên cứu khoa học của ĐH Lạc Hồng được nhiều người biết đến đó là: Phần mềm quản lý bán hàng chuyển giao cho siêu thị miễn thuế Thế Kỷ Vàng (Mộc Bài - Tây Ninh), phần mềm E-Oder cho Công ty Cội Nguồn, các phần mềm công nghệ thông tin các khoa Điện tử, Cơ điện chuyển giao dây chuyền tự động hóa "Hệ thống kiểm tra linh kiện và đóng gói" cho Công ty Nectokin Nhật Bản. Đặc biệt, đề tài "Robot lau kính nhà cao tầng" - một công trình ra đời sau những hội nghị nghiên cứu khoa học của SV được Công ty Thái Sơn của quân đội mua lại và đưa vào sản xuất công nghiệp... Bên cạnh đó, trường đã tổ chức nhiều chuyến đi thăm cũng như ký kết các hợp tác quốc tế với các trường đại học tại Anh, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc. Ông Hành cho biết: "Hằng năm bằng nguồn kinh phí của trường và nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, nhà trường đều dành khoảng gần 1 tỉ đồng làm học bổng cho SV nghèo vượt khó, SV thuộc diện chính sách"... 

Được nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Nhà nước trao tặng, ông Hành rất vui và nói về tương lai của trường: "Phấn đấu đưa ĐH Lạc Hồng đứng trong top 10 trường ĐH hàng đầu của cả nước".

Báo Thanh Niên

thực tập, sinh viên


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        29,741,430       4/743