Phòng & điều trị bệnh

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường  »  Phòng & điều trị bệnh


Những nguyên nhân gây nguy hiểm cho thính giác

Hiệp hội nghe nói ngôn ngữ Mỹ đã nghiên cứu và kết quả là 28% học sinh trung học phải vặn to âm lượng để nghe các chương trình truyền hình, 17% học sinh trung học thường nghe thấy những tiếng vo ve trong tai hay bị ù tai. Chúng ta cùng điểm qua những nguyên nhân và cách phòng ngừa nguy hiểm cho thính giác của bạn!

1.Tai nghe

Đeo tai nghe với âm thanh lớn trong khoảng thời gian dài sẽ làm bào mòn các tế bào lông cảm giác trong tai, dễ gây suy giảm khả năng nghe tạm thời của bạn. Một chuyên gia về tai mũi họng tại bệnh viện ĐH Long Island – Brooklyn khuyên mọi người:

- Nếu phải nghe nhạc qua tai nghe bạn nên cho đôi tai của mình được “giải lao”. Không nên nghe nhạc quá 60 phút một ngày. Âm lượng không nên nghe quá 60%.

- Nên sử dụng tai nghe giảm tiếng ồn. Vì nếu sử dụng nó, bạn sẽ không cần điều chỉnh âm lượng quá lớn để át tiếng ồn từ bên ngoài.

- Không nên ngồi hay đứng cạnh loa tại những bữa tiệc hoặc buổi hòa nhạc.

2. Ráy tai

Ráy tay có thể khiến cho bạn khó chịu và trông mất thẩm mỹ, nhưng sự thật thì nó lại có tác dụng để bảo vệ đôi tai của bạn. Nhưng ráy tai như thế nào thì đúng cách? Theo Webmd, hãy để chúng tự đẩy ra ngoài, rồi lấy khăn mềm, thấm chút nước và lau sạch tai. Khi sử dụng bông ngoáy tai, bạn đã vô tình mang vi trùng và đẩy một số ráy tai vào sâu bên trong. Nếu tai của bạn bị ảnh hường bởi ráy tai, hãy tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và họ sẽ lấy ráy tai cho bạn một cách an toàn.

4.Bơi lội

Hồ bơi là nơi có rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Khi đi bơi, tai của bạn sẽ khó tránh bị những vi khuẩn này xâm nhập, có thể còn bị nhiễm trùng tai hoặc viêm tai. Triệu chứng mới đầu của nhiễm trùng có thể bị khó nghe, tai bị ngứa hay bị nghẽn. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy ống tai bị sưng, đau và chảy mủ. Nếu như bạn chạm vào tai và thấy đau thì nên gặp bác sĩ để khám. Các chuyên gia đã khuyên những người đi bơi không nên sử dụng nút tai vì nó có thể gây chấn thương trong ống tai của bạn.

5. Bấm khuyên tai

Thùy tai là khu vực mềm mịn, cung cấp máu và chống nhiễm trùng tốt nhất trên tai. Nếu như bấm khuyên vào sụn, sẽ có thể dẫn đến thiếu máu và nhiễm trùng nghiêm trọng. Sau khi bấm khuyên tai, bạn cần phải chăm sóc kỹ càng cho vị trí bấm. Nhớ rửa tay trước khi vệ sinh khu vực khuyên mới bấm. Sau đó, nên ngâm một miếng bông trong rượu và chà nhẹ xung quanh khu vực này nhiều lần trong ngày. Nếu thùy tai của bạn có triệu chứng nóng ran hoặc ngứa sau khi bấm khuyên một vài giờ hay vài ngày, bạn có thể đã bị nhiễm trùng. Nếu sử dụng kem kháng sinh mà vẫn không khỏi, bạn phải để cho lỗ bấm này tự liền lại. Nếu bạn bị dị ứng với mạ kền, bạn nên đeo bông tai bằng vàng hoặc thép không gỉ.

Nguồn: http://www.yan.vn


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  4,618,671       1/1,038